gago shop, shop gago

gago shop, shop gago
Thế giới đồ chơi, đồ chơi thông minh

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015

5 trò chơi giúp bé 6-12 tháng tuổi thông minh hơn

 Fanpage: https://www.facebook.com/shopgago?pnref=lhc

Website: http://gago.vn/

6 tháng tuổi và 12 tháng tuổi là hai trong cột mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của não trẻ. Lúc đó, bé đã hiểu và bắt đầu thể hiện cảm xúc của mình. Nếu được tham gia những trò chơi phù hợp, bé sẽ thông minh và nhanh nhạy hơn.

Các nghiên cứu khoa học cho thấy: lúc 6 tháng tuổi, não bộ của trẻ phát triển rất nhanh. Khi 12 tháng, não bé đã phát triển gấp ba lần so với khi mới sinh ra, hệ thống thần kinh chằng chịt, dày hơn với nhiều liên kết. Lúc đó, trò chơi có thể kích thích sự truyền tín hiệu giữa các nơron thần kinh hiệu quả và giúp tăng chỉ số thông minh (IQ) cho bé.
Tham gia vào các trò chơi là một trong những cách hiệu quả giúp trí não bé vận động. Cha mẹ cần lựa chọn những trò chơi phù hợp với độ tuổi và sở thích của bé. Quan trọng hơn cả là cha mẹ nên vui chơi cùng bé, để chia sẻ niềm vui, tận hưởng niềm hạnh phúc với bé và giúp bé học hỏi, rèn luyện những kỹ năng quan trọng trong khi chơi. Dưới đây là gợi ý một số trò chơi mà cha mẹ có thể tham khảo:
5 do choi cho tre 6 12 thang thong minh
Tham gia các trò chơi trí tuệ giúp bé nhanh nhẹn hơn. Ảnh minh họa.

Bé bắt đầu học cầm, nắm đồ vật nên cha mẹ có thể đặt đồ chơi trên sàn để bé nhặt, cầm lên; sau đó thay đổi bằng cách đặt ở một khoảng cách xa bé để bé bò đến lấy. Đây là trò chơi giúp bé rèn luyện sự khéo léo của đôi tay và tăng cường vận động thể chất. Để kích thích trí tò mò của bé, khuyến khích bé khám phá, bố mẹ có thể giấu đồ chơi mà bé yêu thích ở sau lưng, dưới gối, những chỗ "ẩn náu” quen thuộc với bé rồi cùng giúp bé đi tìm đồ chơi.
- Bé 6-7 tháng: 6 tháng sau khi chào đời, não của bé đã phát triển tương đương 50% kích thước não bộ của người lớn; ngoài sữa mẹ, bé có thể ăn dặm để bổ sung dưỡng chất. Bé cũng thể hiện cảm xúc vui mừng khi nhìn thấy mẹ hay khóc mếu khi gặp người lạ… Hầu hết các bé ở tuổi này đều thích chơi "ú òa" với ông bà, bố mẹ. Đây là trò chơi mang lại cho bé rất nhiều niềm vui.
- Bé 8- 9 tháng: Đây là thời điểm thích hợp giúp bé làm quen với ngôn ngữ. Theo đó, bố mẹ cần thường xuyên trò chuyện với bé theo nguyên tắc "ba phải": phải ngắn gọn, phải dễ hiểu, phải đơn giản. Trước hết, cha mẹ hãy giới thiệu cho bé những người thân trong gia đình, những vật dụng quen thuộc, đồ chơi, hiện tượng thiên nhiên gần gũi với bé…Bố mẹ nên sử dụng từ ngắn gồm một đến 2 âm tiết, lặp lại nhiều lần, cần phối hợp chỉ tay vào đối tượng được nhắc đến để giúp bé nhận biết và hình dung khái niệm.
- 10 tháng: Lúc này, kỹ năng điều khiển của đôi tay bé đã thành thục hơn rất nhiều. Để giúp bé tăng năng lực cảm nhận với các đồ vật và thế giới xung quanh, bố mẹ hãy dạy bé bóc kẹo, vặn nắp chai nước, chơi trò lắp ghép, bỏ hộp nhỏ vào hộp to, xếp chồng các khối hình… Bé cũng sẽ rất thích thú nếu được khám phá các chất liệu khác nhau, được giơ tay ra hứng nước mưa hay được học cách sử dụng thìa hoặc tự cầm cốc uống nước.
Bố mẹ thường xuyên trò chuyện, chơi đùa với bé sẽ giúp bé thông minh hơn. Ảnh minh họa.
Bố mẹ thường xuyên trò chuyện, chơi đùa với bé sẽ giúp bé thông minh hơn. Ảnh minh họa.

- 12 tháng: Lúc này, cha mẹ hãy tiếp tục cho bé chơi những trò chơi giáo dục, nhận biết và gọi tên đồ vật. Nếu con đã cầm được bút thì mẹ có thể cho bé tập vẽ. Vì lực đè bút lên giấy của bé vẫn còn yếu, mẹ nên cho bé cầm bút to, dễ ra mực như bút dạ viết bảng.
-11 tháng: Đôi bàn tay của bé đã hoạt động khá tự nhiên, bé có thể thực hiện liên tục các động tác phức tạp và xử lý tinh tế các thao tác đòi hỏi sự khéo léo. Vận động của đôi bàn tay rất tốt cho sự phát triển trí não trẻ nên bố mẹ có thể giúp bé điều khiển bàn tay bằng cách dạy bé tập lật các trang sách truyện, chơi xếp hình, xếp các khối gỗ, ôm và ném bóng, chỉ tay vào các đồ vật mà bố mẹ đọc tên… Bố mẹ có thể giúp bé học cách điều khiển hoạt động độc lập của từng ngón tay bằng cách dạy bé cho tay vào các lỗ nhỏ, có thể mua đất sét màu để bé chọc từng ngón tay vào đó.
Mỗi giai đoạn đầu đời đều đánh dấu những mốc phát triển của trẻ. Biểu hiện nhiều cảm xúc và cử chỉ đáng yêu là cách bé khám phá và thể hiện mình. Điều đó phụ thuộc không ít vào tình yêu mà mẹ dành cho bé, cách chăm sóc và nuôi dưỡng bé bằng dinh dưỡng khoa học hợp lý, theo đúng hàm lượng khuyến cáo.
Một tuổi là giai đoạn trí não của bé phát triển với tốc độ nhanh nhất. Lúc đó, kích thước não bé sẽ đạt 75% não bộ của người trưởng thành, sự kết nối của các nơ-ron thần kinh cũng dày hơn và chặt chẽ hơn. Dinh dưỡng cho bé rất quan trọng trong giai đoạn này. Mẹ nên bổ sung đúng hàm lượng DHA cho bé để giúp bé phát triển trí não tốt hơn. Giai đoạn 0 - 6 tháng tuổi, hàm lượng DHA theo khuyến nghị của WHO/FAO là 17mg trên 100kcal; từ 6 tháng đến 2 tuổi, hằng ngày bé cần được bổ sung 10 - 12mg DHA trên mỗi kg cân nặng.
Nguồn tin: vnexpress.net

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2015

Ứng phó với bé quá nghịch ngợm và tò mò

 Fanpage: https://www.facebook.com/shopgago?pnref=lhc

Website: http://gago.vn/

Việc trông chừng các bé tuổi mới lớn với các bậc cha mẹ là rất vất vả, vì bé hiếu động hay nghịch ngợm tìm hiểu thế giới xung quanh.

Bé rất khó bảo
 
Bé Bon (20 tháng tuổi) rình lúc bà nội không để ý là xông ra ngoài, bẻ trộm cây cảnh nhà hàng xóm. Nếu thấy nhà bên cạnh mở cửa, bé liền xộc vào, tóm chặt cốc uống nước, chìa khóa hay điều khiển tivi, mang về nhà mình. Ai giằng lại cũng không được.
Tết Canh Dần vừa rồi, Chi (mẹ bé Bon) sắm một cây quất. Nhưng chưa qua mùng một Tết thì quất đã trụi quả, chỉ còn trơ lại lá và vài chùm quả vàng lèo tèo trên ngọn. Cả nhà Chi cắt người trông con, bảo vệ quất như canh trộm, cũng không ăn thua. Bé Bon cứ nhè lúc người lớn không để ý là lao tới, vặt quả lia lịa.
Chi kể, đưa con đi chúc Tết, bé Bon chào hỏi rồi “ạ” rất nhanh. Tuy nhiên, mắt trước, mắt sau là bé xông vào vặt quất, giật hoa đào rồi nhét đầy hai túi áo, túi quần. Nói nhẹ thì con lắc đầu: “Không, không”. Nặng lời thì con lăn ra đất, đạp chân phành phạch, rồi cắn, rồi cấu mẹ. Thấy mấy bé cũng tầm tuổi con mình mà ngoan ngoãn, người lớn nào gì cũng “vâng” mà Chi phát… thèm.
 
 
ung pho be qua nghich ngom
Ngày Tết, các bé rất thích vặt quả quất trên cây (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Giống Chi, Trâm (Từ Liêm, Hà Nội) kể, ngày nào cô cũng khản giọng vì quát con. Bé trai 22 tháng tuổi nhà Trâm cứ thấy bố mẹ làm gì là sà vào, đòi làm theo. Thấy bà nội uống thuốc thì giãy giụa đòi mở hộp thuốc ra uống. Thấy mẹ xách phích nước nóng thì đòi xách hộ.
Đến bữa cơm, bé cứ đòi tự dùng thìa xúc cơm từ nồi cơm điện. Quát thì con cáu giận, gào thét, còn vung thìa nhựa suýt vào mặt mẹ. Lúc bực quá, Trâm “tét” cho con vài cái vào mông thì con hờn dỗi, khóc ỉ ôi cả giờ đồng hồ. Nước mắt nước mũi giàn giụa rồi ho sặc sụa, nôn ọe… khiến mẹ cũng sợ.
Còn bé Tôm (18 tháng tuổi, quận 6, TP HCM) thích khám phá theo kiểu, thấy chỗ nào có nước, có lỗ hay có vật đang quay quay cũng phải sờ tay vào thử. Sợ con gặp nạn, Nhi (mẹ bé Tôm) dán băng dính vào tất cả các ổ điện trong nhà. Với bát canh nóng thì vừa ngồi ăn, vừa canh con.
Nhi cảnh cáo: “Canh nóng. Con sờ vào là phải đi tiêm đấy” thì bé Tôm cười hồ hởi, rồi sấn tới bát canh, đòi chọc tay vào. Thấy cái quạt đang quay, bé cứ nhằm lúc mẹ ngủ để thò ngón tay vào trong. Một lần, thấy con khóc thét do chọc tay vào cánh quạt, Nhi tưởng lần sau con sẽ chừa. Nhưng lần sau, Nhi đã thấy con tò mò, mân mê bên cánh quạt.
Bé đang tuổi khám phá thế giới
Giai đoạn 1-2 tuổi, các bé tò mò và muốn khám phá cuộc sống xung quanh. Do chưa đủ nhận thức nên quá trình khám phá của bé thường đi lệch hướng. Nhiều cha mẹ cảm thấy bất lực khi cố ngăn con không phá cái nọ, nghịch cái kia… Đó cũng là lúc, người lớn dễ nổi nóng và đánh mắng bé.
Để dạy được con, cần nhìn thế giới trong lăng kính của con. Trong suy nghĩ của bé, mọi thứ đều mới mẻ và lạ lẫm nên cần phải sờ thử mới đánh giá được. Các bé rất hào hứng được thọc tay vào mọi thứ hoặc vớ được đồ vật nhìn cũng bỏ vào miệng. Thứ hai, do bé đang dần bộc lộ cái tôi nên thích làm theo ý mình. Thứ ba, do chưa đủ nhận thức nên bé không thể biết, sờ tay vào ổ điện sẽ bị điện giật, sờ tay vào nước sôi thì bị bỏng…
Cha mẹ đừng nghĩ con nghịch ngợm, không nghe lời là con hư. Tò mò, ương bướng là tâm lý phát triển bình thường ở bé. Nếu liên tục ngăn cản, quát mắng, đánh đập thì vô tình đã cản trở bé khám phá cuộc sống. Hơn nữa, càng cấm thì bé càng tò mò. Nếu phụ huynh lớn tiếng: “Không được chạy”, “Không được sờ vào đó”… thì y như rằng, bé sẽ làm ngược lại. Bé vui thích vì được tự mình trải nghiệm hơn là nghe cảnh cáo từ người lớn.
Giải thích thì bao giờ cũng tốt hơn cấm đoán suông; chẳng hạn, “Thuốc này của bà. Không uống được con ạ. Uống hết thuốc của bà là bà bị ốm đấy”. Ngay sau đó, đánh lạc hướng bằng một trò khác vui hơn, như: “Lấy bóng để hai mẹ con mình đá nào” hoặc “Ơ, trong túi bố có cái gì thế?”… Bé sẽ quên được đòi hỏi vừa rồi. Với bé ít tuổi hơn thì việc giải thích dài dòng không hiệu quả. Có thể đưa bé lại gần bát canh nóng hay cái quạt và cảnh báo: “Nóng, không sờ, đau” hoặc “Quạt, không sờ, đau”.
Những hoạt động vui chơi khác an toàn thì cha mẹ không cần cấm đoán con thái quá. Chuyện nghịch nước hay nghịch cát trong công viên không xấu và không cần phải cách ly.
Cuối cùng, chuyện dạy dỗ con luôn đòi hỏi kiên trì và nhất quán. Không phải chỉ vài lời giải thích, bé đã hiểu và tiến bộ ngay.

Thứ Hai, 20 tháng 7, 2015

Tác hại khi cho trẻ sử dụng máy tính quá nhiều

 Fanpage: https://www.facebook.com/shopgago

Website: gago.vn

Với xã hội ngày càng phát triển như hiện nay thì những đồ công nghệ thông minh thì không còn xa lạ gì đối với trẻ nhỏ, nhất là máy tính. Tuy vậy có rất nhiều người không hiểu về tác hại của máy tính đối với trẻ nhỏ khi cho chúng sử dụng quá tầm kiểm soát của cha mẹ. Nó có thể gây ra những ảnh hưởng tới sức khỏe rất nhiều, chính vì vậy mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để biết được tác hại khi cho trẻ sử dụng máy tính quá nhiều bạn nhé

Những tác hại khi cho trẻ sử dụng máy tính
Sử dụng máy tính tăng nguy cơ béo phì
Đây là tác hại khi cho trẻ sử dụng máy tính thường gặp nhất. Khi trẻ đang ăn hoặc vừa ăn xong trẻ chưa kịp tiêu hóa thức ăn hay vận động gì mà đã ngồi vào chỗ để sử dụng máy tính, những thiết bị di động quá lâu nó sẽ có thể dẫn đến hiện tượng béo phì cho trẻ. Vì những thực phẩm vừa ăn, nhất là những thực phẩm có chất béo mà không hoạt động để được tiêu hoa thì nó sẽ tích tụ trong cơ thể và dẫn đến thừa cân nhanh chóng.
Ảnh hưởng tới xương

    Khi cho trẻ sử dụng máy tính quá nhiều, quá lâu mà không chịu ra ngoài vận động khiến cho xương khớp trẻ bị ảnh hưởng trầm trọng. Nó làm cho trẻ không thể phát triển toàn diện được và không những thế nó còn có thể làm trẻ gặp phải những nguy cơ mắc các bệnh về cột sống như cong vẹo, lệch cột sống…
Tổn thương tới mắt khi sử dụng máy tính nhiều
Không chỉ ảnh hưởng đến thị lực, ngồi máy tính quá nhiều còn có thể ảnh hưởng tới sự phát triển trí não của trẻ
  • Ngồi máy tính quá lâu, nhất là chơi game những hình ảnh chuyển động liên tục là trẻ phải dõi theo quan sát khiến cho trẻ có thể bị căng mỏi mắt, nhức mắt, đau đầu và thậm chí nếu việc này không được cha mẹ kiểm soát, điều chỉnh lại nó còn có thể gây đến tình trạng nghiêm trọng hơn như bị cận thị, loạn thị…. Tác hại khi cho trẻ sử dụng máy tính quá nhiều này rất phổ biến hiện nay. Ngoài ra khi tiếp xúc quá nhiều với máy tính những sóng điện từ trong máy tính phát ra nó có thể gây ảnh hưởng xấu, không tốt với sức khỏe của trẻ.

Bị hạn chế sự phát triển tư duy

  • Khi tiếp xúc với máy tính nhiều, nhất là khi trẻ chơi game thì mọi suy nghĩ, hành động của trẻ đều hướng vào trò chơi làm cho trí óc tưởng tượng của trẻ bị thui chột đi. Điều đó khiến cho sự phát triển tư duy cũng như khả năng sáng tạo của trẻ bị giảm đi đáng kể. Đây có thể coi là tác hại nguy hiểm nhất khi cho trẻ sử dụng máy tính quá nhiều.
Những tác hại khi cho trẻ sử dụng máy tính quá nhiều bố mẹ cần biết

Làm giảm khả năng giao tiếp với xã hội

  • Khi trẻ phụ thuộc vào máy tính quá nhiều thì thời gian giao tiếp với xã hội, với thế giới bên ngoài sẽ bị giảm đi. Điều đó lâu dần trẻ sẽ quen với việc ngồi máy tính, không muốn giao tiếp nói chuyện với ai và việc này có thể dẫn tới chứng tự kỉ cho trẻ
Trên đây là bài viết về tác hại khi cho trẻ sử dụng máy tính quá nhiều để từ đó bạn có thể biết cách kiểm soát thời gian cho trẻ sử dụng máy tính phù hợp hơn. Giúp trẻ luôn được khỏe mạnh và tránh những tác hại  không tốt như trên đối với trẻ nhỏ.
Nguồn tin: beyeu9.com

Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2015

Đồ chơi phát triển trí tuệ: Lựa chọn mới dành cho bé

Like fanpage: https://www.facebook.com/shopgago
Website: http://gago.vn

Thay vì những món đồ chơi truyền thống, đồ chơi phát triển trí tuệ dành cho bé đang thu hút được sự quan tâm của nhiều ông bố, bà mẹ.

Thay vì những món đồ chơi truyền thống, đồ chơi phát triển trí tuệ dành cho bé đang thu hút được sự quan tâm của nhiều ông bố, bà mẹ.
Cơn sốt đồ chơi trí tuệ

Phân vân chọn một món bộ đồ chơi tại cửa hàng đồ chơi phát triển trí tuệ số 22B Hai Bà Trưng (Hà Nội), chị Mai Hương cho biết: “Từ nhỏ, bé Bông đã được bố mẹ mua cho rất nhiều đồ chơi. Búp bê, thú bông, ô tô… nhưng món nào cũng chỉ được một thời gian là Bông chán. Nhân Giáng sinh, tôi cũng muốn chọn cho con gái một bộ đồ chơi, vừa để chơi, để học. Nghe đến đồ chơi phát triển trí tuệ dành cho trẻ nhiều rồi, nhưng hôm nay mới có thời gian rảnh để đi mua”.

Bộ xếp hình “tiệm bánh pizza” được chị Hương chọn mua với gía hơn 2 triệu đồng, bởi bé Bông rất thích xếp hình các ngôi nhà, hơn nữa, bộ đồ chơi này không có quá nhiều chi tiết nhỏ, rối, khiến bé nhanh chán.
Đồ chơi phát triển trí tuệ khiến trẻ rất thích thú
Cũng giống như các cậu bé khác, từ bé cu Bin đã thích… chơi súng nhựa. “Nhưng từ khi nghe thông tin những món đồ chơi này không những gây hại về sức khỏe, chất lượng kém, mà còn ảnh hưởng xấu, tạo tính bạo lực trong hành động của trẻ nên tôi không cho cháu chơi nữa. Thay vào đó là bộ đồ chơi xếp hình, phát triển tư duy”.

Ban đầu, cu Bin háo hức chơi lắm, càng ghép cháu càng say mê và thích thú. Chị Phương luôn chơi cùng với con, dạy con cách chơi và nhận biết các đồ vật. “Rất đơn giản như khi mình xếp một khối gỗ đỏ lên cao, mình nói với con mẹ đã xếp được ngôi nhà màu đỏ. Con lại thích xếp một ngôi nhà màu xanh lớn hơn… cứ thế, trẻ sẽ dần dần được kích thích tư duy sáng tạo”. Chị Phương nói.

Đồ chơi là thế giới đầy phong phú và hấp dẫn với bé. Chơi còn là cách học giúp các bé khám phá thế giới xung quanh và phát triển trí tuệ, trí tưởng tượng.

Bộ ghép hình ngôi nhà búp bê cho bé gái
Ưu điểm của đồ chơi phát triển trí tuệ không chỉ nằm ở sự an toàn, tăng khả năng logic, khả năng tư duy cho bé, mà còn ở việc bé có thể thỏa sức sáng tạo với những gì bé muốn. “Nếu bé ghép xong hình giống như hình được cung cấp, bé có thể ghép thêm được nhiều hình mới, tùy vào suy nghĩ của bé. Mỗi lần ghép lại là một ý tưởng mới. Nên bộ đồ chơi này chơi được rất nhiều lần mà bé không chán”.

Đồ chơi thông minh: Nhiều sự lựa chọn

Thông tin về các sản phẩm đồ chơi bày bán tràn lan, gây độc hại cho trẻ khiến nhiều ông bố, bà mẹ có xu hướng chọn đồ chơi an toàn, lại phát triển trí thông minh, khả năng xúc cảm cho con.

Đồ chơi truyền thống ngày càng vắng bóng trên thị trường vì mẫu mã, đơn điệu, chất liệu thô sơ, nên dù  giá  rẻ nhưng trẻ em không thích. Ðồ chơi nhập khẩu sản xuất mô phỏng theo các nhân vật trong phim hành động hay chương trình trò chơi trên máy vi tính như:  Bộ xếp hình máy bay lên thẳng, bộ chiến tranh giữa các vì sao, bộ chỉ huy tiền phương, ô-tô điều khiển từ xa, ô tô tự lái... giá từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng vẫn có nhiều người mua.

Các nhãn hiệu  đồ chơi tư duy như: Lego, Veesano, winwintoys… đang thu hút được sự quan tâm của nhiều bậc phụ huynh. Chị Vân (nhân viên bán hàng tại cửa hàng đồ chơi phát triển trí tuệ của Lego) cho hay: “Ngày càng có nhiều ông bố, bà mẹ quan tâm hơn đến những món đồ chơi, không chỉ đơn thuần là mang tính giải trí, mà còn giúp trẻ học. Các sản phẩm nhập từ Đan Mạch của cửa hàng chúng tôi đảm bảo tiêu chí về độ an toàn, cũng như giúp bé phát triển tốt hơn. Giá thành có cao hơn so với các đồ chơi bày bán trên thị trường, nhưng bé có thể chơi được nhiều lần”.

Phòng trưng bày sản phẩm đồ chơi của Veesano
Những bộ đồ chơi phát triển trí tuệ thường có giá bán cao hơn khá nhiều so với các loại đồ chơi thông thường. Một bộ xếp hình nhỏ của Lego có giá từ vài trăm cho đến vài triệu, tùy thuộc vào độ lớn của bộ trò chơi.Đồ chơi Winwintoys của  công ty gỗ Đức Thành có giá thành rẻ hơn một chút.

Đồ chơi mang tính trí tuệ như: “Lúc lắc trẻ em”, “gia đình gấu Koala”, “Ngôi nhà toán học”, “Tháp lật đật”, các bảng hình chủ đề về trang trại, đại dương, rừng già, hoa quả, “Bảng chia mầu” ... giúp đánh thức tư duy sáng tạo, tư duy logic, rèn luyện khả năng vận động và sự linh hoạt, trí tưởng tượng của trẻ em. Các mẫu đồ chơi rất phong phú, dành cho mọi lứa tuổi, từ vài tháng đến trên 16 tuổi.

Tuy nhiên, các mẹ khi mua cần lưu ý lựa chọn cho bé những bộ đồ chơi phù hợp với lứa tuổi, bởi nếu đồ chơi quá đơn giản, hoặc quá rắc rối, cầu kì so với tuổi của trẻ dễ làm bé nhanh chán.
Nguồn tin: Theo afamily

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Đồ chơi nào giúp bé phát triển trong giai đoạn 1-3 tuổi

View more: http://gago.vn/news/Be-choi-gi/Do-choi-nao-giup-be-phat-trien-trong-giai-doan-1-3-tuoi-27.html

Từ 1 đến 3 tuổi là giai đoạn phát triển mạnh cả về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ. Vì vậy cha mẹ không nên lơ là trong việc chọn lựa đồ chơi sao cho con nhỏ có thể phát triển toàn diện nhất.

Sau đây là một số gợi ý nho nhỏ khi lựa chọn đồ chơi cho bé trong giai đoạn phát triển quan trọng này.

1. Các trò chơi với hình khối 

Chơi với các hình khối sẽ kích thích nhiều kỹ năng khác nhau của bé: kết hợp tay -mắt, học các khái niệm hình dạng, khái niệm trong - ngoài… Vậy cha mẹ nên bắt đầu cho bé chơi với các loại hình khối nào? Mẹ có thể chọn mua các đồ chơi gỗ với nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau, quan trọng là kích thước phải vừa tay để bé dễ dàng cầm được. Nên bắt đầu bằng các hình đơn giản như tròn, vuông, tam giác,... là tốt nhất.

 
do choi giup be phat trien trong giai doan 13 tuoi


Khi bé đã bắt đầu nhận biết được các hình dạng của đồ chơi, bạn có thể cho bé chơi trò phân loại hình: xếp đúng hình vuông vào ô hình vuông, đúng hình tròn vào ô hình tròn... Bằng cách này, bé sẽ học được khái niệm nguyên nhân – kết quả khi cho hình đúng vào ô tương ứng, hình sẽ lọt xuống dưới. Mẹ cũng có thể kết hợp vừa chơi chung, vừa nói chuyện để bé biết được tên của các khối hình cũng như màu sắc của chúng. Đối với các bé trên 2 tuổi, mẹ có thể cho bé chơi với các hình phức tạp hơn như hình ovan, hình bát giác. 

3. Cưỡi xe đồ chơi, thú đồ chơi

Trẻ rất thích được tự đi chơi để chứng tỏ tính độc lập của mình. Cưỡi trên xe đồ chơi giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động, thăng bằng và phối hợp. Đây là những kỹ năng rất cần thiết cho trẻ sau này. Trẻ nhỏ hơn 3 tuổi chưa thể đạp xe, vì vậy trẻ thích chơi các đồ chơi với động cơ. Những đồ chơi giống thật như xe cảnh sát, xe cứu hỏa không những làm trẻ hứng thú mà còn kích thích trẻ phát triển khả năng tưởng tượng, nhập vai vào nhân vật. 
chon do choi giup be phat trien trong giai doan 13 tuoi 1


Khi trẻ gần lên 3 là lúc đã có đủ kĩ năng phối hợp tay - chân - mắt để có thể tập đạp xe, lúc này mẹ có thể đầu tư cho bé chiếc xe đạp 3 bánh rồi đấy.

4. Bóng 

Bóng là món đồ chơi tuyệt vời, không chỉ giúp bé tập thể dục mà sau mỗi lần chơi, bé sẽ ăn ngon và nhiều hơn nữa. Khoảng 2 tuổi, bé có thể chơi rất nhiều trò với bóng: ném, đá, chạy theo bóng. Khi bé đã chơi quen, bạn có thể vạch ra một cái gôn nho nhỏ và hướng dẫn bé đá bóng vào gôn. Bằng cách này, bé rèn khả năng kết hợp tay - chân - mắt rất hiệu quả. Ban đầu mẹ có thể làm chiếc gôn to một chút để bé không buồn khi chưa đưa được bóng vào gôn nhé. 

 
chon do choi giup be phat trien trong giai doan 13 tuoi2

5. Thú bông, búp bê

Mong muốn bé phát triển các kỹ năng về giao tiếp xã hội ngay từ khi con nhỏ là điều mà các ông bố bà mẹ quan tâm hàng đầu. Thú bông, búp bê là những “thành viên” giúp đỡ tuyệt với nhất trong vấn đề này. Thông qua thú bông, bạn có thể dạy bé hành động nào là đúng, hành động nào là tốt. Ví dụ như mẹ có thể nói “em Cún cảm ơn bạn Ti vì đã cho Cún ăn bánh chung” hay “em Mèo đang buồn, con hãy đội mũ cho em để em vui lên nhé”. 

 
chon do choi giup be phat trien trong giai doan 13 tuoi3


Không chỉ tăng kỹ năng về xã hội, bé còn được kích thích trí tưởng tượng khi tham gia các trò chơi với thú bông nữa. Lần tới khi bé chơi một mình, nếu để ý, bạn có thể nghe thấy bé nói chuyện với thú bông bằng những câu nói mà bạn đã dạy cho bé đó.

Thứ Tư, 15 tháng 7, 2015

Xử lý khi con ăn vạ

1. Khi con ăn vạ, bố mẹ bế con vào phòng riêng, khóa cửa lại để mọi người xung quanh không thể can thiệp. Đặt con xuống, dọn dẹp sao cho đảm bảo xung quanh con không có gì nguy hiểm. Bật quạt (nếu trời nóng), lấy sẵn khăn mặt để đó cho con tùy nghi sử dụng. Nếu con bày trò nôn ọe thì bố mẹ chuẩn bị chậu để hứng và khăn để lau. Để nguyên đó cho con tự xử. Sau đó, bố mẹ lấy tai nghe ra nghe nhạc, mắt vẫn nhìn con không chớp.
https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-xpf1/v/t34.0-12/11717066_480417122114641_989266511_n.jpg?oh=6a342a5cc2c369da0e43efdf298c6b0d&oe=55A8B0EA&__gda__=1437108343_70052956689a17a7a72f7eb7ec17c430
Nếu con đứng dậy, giật ống nghe của bố mẹ thì đương nhiên phải kháng cự. Trong trường hợp kháng cự không nổi thì cất tai nghe đi và ngồi lên giường. Hai chân bố mẹ gập lại sao cho đầu gối sát với mặt. Úp mặt vào đầu gối, vòng tay ôm qua chân. Lúc này, con có xông vào cấu xé, lôi kéo sự chú ý của cha mẹ thì cha mẹ cũng phải mặc kệ. Cố gắng giữ nguyên tư thế ngồi như vậy cho đến khi con tự nín.
Sau khi con đã nín khóc và quên chuyện ăn vạ, bố mẹ không giáo huấn, bởi lúc này trẻ chưa hiểu những lời giáo huấn. Bố mẹ có thể đứng dậy làm việc khác mà coi như sự vụ ăn vạ chưa hề xảy ra. Tuyệt đối không nhắc lại vụ việc đó. Bố mẹ yên tâm là con đủ khôn ngoan để biết rút kinh nghiệm. Chỉ cần bố mẹ kiên nhẫn xử lý độ vài ba lần là việc ăn vạ sẽ giảm dần và mất hẳn.
2. Nếu con đòi gì đó khi đang ở siêu thị, bố mẹ cương quyết không đáp ứng yêu cầu. Khi con ăn vạ tại đó, bố mẹ cần phải “thản nhiên” bỏ đi, dĩ nhiên, mắt vẫn phải liếc lại sau nhưng đừng cho trẻ thấy. Trẻ sẽ phải nhanh chóng chạy theo. Vụ việc sẽ còn xảy ra thêm vài lần nữa nhưng rồi trẻ sẽ nhanh chóng rút kinh nghiệm và giảm đòi hỏi.
3. Khi con ăn cơm, nhớ cho con tự xúc. 2,5 tuổi là trẻ tự xúc tốt. Nếu con xúc chậm, đặt đồng hồ và yêu cầu con xúc trong 30 phút. Sau thời gian đó mà con vẫn chưa ăn xong thì bố mẹ phải cương quyết cất bát đi. Con sẽ nhận và hiểu được thông điệp nghiêm khắc này khi thấy bụng đói hơn bình thường. Tuyệt đối không cho con ăn vặt sau bữa phạt để con có luôn cảm giác đói đó đến bữa sau. Thực hiện nghiêm chỉnh trong một tuần, các bố mẹ sẽ có một đứa con ăn siêu ngoan và siêu nhanh nhé.
4. Khi con có thái độ không tốt, cần có một hình phạt nhỏ để điều chỉnh. Hình phạt đó là “ngồi ghế xấu”. Bắt con ngồi đúng thời gian tuyên bố cho dù con giãy giụa. Đảm bảo sau đó con sẽ ngoan hơn.
5. Khi cả nhà chuẩn bị đi đâu đó mà con ăn vạ thì cha mẹ chỉ cần giả vờ nhanh nhẹn dọn dẹp đồ đạc để đi chơi và ra khỏi nhà thật nhanh. Yên tâm đi, trẻ sẽ lao vút ra ngoài theo bố mẹ ngay (dĩ nhiên sẽ kèm theo vài cơn nức nở nữa, nhưng sẽ nhanh chóng hết khi trèo lên xe).
6. Khi con bướng bỉnh, không chịu nghe lời, cha mẹ có thể đưa ra các lựa chọn cho con. Con sẽ được chọn một trong các hướng. Khi tuyên bố về các hướng, cha mẹ nên nói cả hậu quả của việc theo hướng đó để con có thông tin lựa chọn.
Ví dụ: Một là con ăn ngoan và sau đó mẹ sẽ đọc truyện cho con nghe. Hai là con ăn chậm thì sẽ ngồi vào “Ghế xấu” hoặc “Úp mặt vào tường”. Trẻ sẽ chọn hướng nào ít thiệt hại hơn. Lúc này không cần giục giã, con sẽ làm mọi việc nhanh và gọn lắm.
Một cách xử lý bướng nữa là đếm. Tuyên bố với con là nếu đếm đến… mà chưa làm… thì sẽ bị... Các cha mẹ sẽ thấy con trở nên nhanh nhẹn ngay.
Các cô giáo còn có chiêu là thi oẳn tù tì. Nếu oẳn tù tì ba lần mà bố mẹ thắng thì con phải nghe lời, thua thì con tùy ý. Người lớn có đủ chiêu trò để oẳn tù tì ba lần thắng hai. Lúc đó bố mẹ sẽ thấy “kẻ thua” cực kì quân tử, sẵn sàng chịu thua.
Con trẻ rộng lượng, hiểu biết, quân tử và rất khôn ngoan. Xử lý các bé không dễ. Điều quan trọng là bố mẹ cần có bản lĩnh cao cường. Kiên quyết, nói thì sẽ làm, bình tĩnh, không cáu gắt, sẵn sàng cho trẻ chịu một, hai bữa đói… không chỉ điều chỉnh được tính cách của con mà còn xử được cả vụ biếng ăn của con nữa.
Nguồn : internet
Tham khảo hàng Nhật xách tay tại :

Thứ Hai, 13 tháng 7, 2015

Cách dạy bé học chữ

 Fanpage: https://www.facebook.com/shopgago?fref=ts
website: http://gago.vn

GS Nguyễn Công Khanh, chuyên gia tâm lý trẻ em ở ĐH Quốc gia Hà Nội, từng có nhiều năm nghiên cứu ở Australia, cho rằng: “Từ trước đến nay, trẻ 1-2 tuổi chỉ được dạy nói thuần túy, vậy có thể kết hợp với dạy đọc. Lứa tuổi này cũng là lứa tuổi thiên tài về trí nhớ, trẻ có khả năng ghi nhớ rất tốt. Việc tiếp nhận thông tin cũng khác với khi trẻ đã lớn, chúng học bằng mọi giác quan, vì vậy có cơ sở để cha mẹ vừa dạy con nói và vừa dạy con biết đọc”.
Bé Chíp nhà chị Ngân được mẹ tập cho làm quen với chữ từ khi 1,5 tuổi. Bây giờ Chíp 4 tuổi nhưng đã có thể đọc truyện vanh vách. Mà cách dạy của chị Ngân rất đơn giản, không sách vở, không gây áp lực cho con, tất cả chỉ đơn giản là vừa chơi vừa học.
Cách dạy bé học chữ1329808634 daytrehocchu
Khi bé Chíp được hơn 1,5 tuổi, chị Ngân mua về cho con một bảng chữ cái to, đầy màu sắc, mỗi chữ cái to bằng quân bài tú-lơ-khơ cho con chơi. Để con dần dần thuộc mặt chữ, chị nghĩ ra cách chơi đồ hàng với con. Hàng tối, cả nhà chơi đồ hàng, bố mẹ đóng vai là khách, cho bé Chíp là chủ quán, oai lắm nhé! “Bác ơi bán cho tôi chữ A, chữ B,…” và với sự giúp đỡ của bố hoặc mẹ bé sẽ lần tìm ra đúng chữ “khách hàng” cần mua. Ban đầu bé cần sự giúp đỡ của bố mẹ, sau này nếu bé tự tìm ra đúng chữ, cha mẹ hãy vỗ tay cổ vũ, khen và động viên để bé có hứng thú hơn trong việc ghi nhớ mặt chữ.
Để dạy Chíp ghép chữ, chị lấy mấy chữ liền để ghép được tên con, tên bố mẹ, tên ông bà hay những từ đơn giản như: bố, mẹ, gà, mèo, chim… Sau đó, để con ghi nhớ, chị lại đặt hàng sẵn để mua, tức là để con tự xếp thành các chữ đúng thì mẹ mới mua, xếp sai là Chíp sẽ… ế hàng. Vì sợ ế hàng và có hứng thú với trò chơi này nên Chíp nhớ nhanh lắm.
Khi con tự thuộc mặt chữ rồi, chị Ngân dạy con đánh vần bằng cách hay nói vần với con, ví dụ: “Hôm nay nhà mình ăn rau: A-I-AI…, tráng miệng bằng quả A-M-AM…, đố con hai món đó là gì?”. Chíp sẽ ngẫm nghĩ một lúc, loại trừ dần sẽ ra rau cải và quả cam.
Khi Chíp 2 tuổi, chị Ngân dạy con ghép dấu bằng cách thỉnh thoảng lại đố con ví dụ B ghép với E thành BE thêm dấu sắc thành BÉ, và làm tương tự với các dấu huyền, ngã, hỏi… Chíp cứ hiểu thế nào là ghép thế ấy, mẹ không cần cầu kì phải ghép thành từ có nghĩa hay không.
Thành quả sau những buổi chơi mà học của cả nhà là bây giờ dù mới hơn 3 tuổi, nhưng Chíp đã thuộc hết các mặt chữ cái, ghép chữ rất giỏi và đánh vần cũng khá siêu.
Khi chơi đồ hàng với con, khi tắm cho bé, hoặc khi mẹ nấu ăn, Chíp ngồi loay hoay với bảng chữ cái, mẹ Chíp vẫn ngân nga dạy con: B ghép với A thành BA, M ghép với E thành MẸ, chữ K ghép với chữ H thành chữ KH…. Cứ thế với tất cả các chữ và với trí nhớ của trẻ con, Chíp học rất nhanh mà không cần bất cứ nguyên tắc nào về nguyên âm hay phụ âm. Sau một thời gian kiên trì vừa chơi vừa học, bé Chíp đã học xong chữ một cách thoải mái mà không cần đau đầu nhớ nguyên tắc, không phải bị ba mẹ ép ngồi vào bàn học hay đến các lớp dạy chữ trước khi vào lớp 1.
Khi được 4 tuổi, Chíp dã có thể đọc truyện tranh có các câu ngắn và khi 4 tuổi rưỡi đã đọc tốt các truyện dài.
Theo chị Ngân, với lứa tuổi này, các bé cần rèn luyện trí nhớ và tự tìm ra nguyên tắc chứ không bắt con học theo nguyên tắc sẵn có nào. Dạy con bằng cách vừa chơi kết hợp với học và buôn chuyện như vậy thì vô tình các câu chuyện đó sẽ khiến con thích thú và phải ghi nhớ. Có lẽ mỗi lần như thế lại vạch vào não bé một rãnh nhỏ để ghi nhớ những điều đã được trải qua.
Các mẹ nên nhớ, chỉ đố bằng lời đấy nhé, mẹ nói con trả lời chứ không bắt con động đến sách vở gì đâu! Và trẻ con thường rất hay quên, vì vậy thỉnh thoảng phải lặp lại trò chơi hoặc dưới hình thức khác để con ghi nhớ.
Bây giờ chị Ngân cũng đang dạy con gái thứ 2 như vậy nhưng vì bận rộn hơn nên con gái sau ít được mẹ đố hơn và đố muộn hơn, 3 tuổi bây giờ mới bắt đầu đố ghép dấu.
Đối với tập viết cũng vậy, chị không cho con gái tập viết trước (trừ việc các cô cho tập viết ở trường mẫu giáo). Khi mới đi học, Chíp cũng chỉ được điểm 7 tập viết thôi, nhưng không vì thế mà chị Ngân buồn vì không cho con đến các lò luyện viết chữ đẹp từ trước. Chị dạy cho bé dần dần, Chíp cũng tiến bộ và được điểm 9, điểm 10. Và một điều rất đặc biệt là Chíp vẫn thích đi học lắm vì vẫn còn nhiều điều mới mẻ cần học dù có rất nhiều thứ bé đã biết.
ST

Chủ Nhật, 12 tháng 7, 2015

Những hình ảnh ngộ nghĩnh của em bé nước ngoài

Hình ảnh bé trai dễ thương, em bé ngộ nghĩnh, đáng yêu 2015
xem-hinh-be-trai-de-thuong-721 (4)
hình ảnh em bé dễ thương
xem-hinh-be-trai-de-thuong-721 (5)

xem-hinh-be-trai-de-thuong-721 (7)
xem-hinh-be-trai-de-thuong-721 (8)
hinh anh vui nhon de thuong, những hình ảnh dễ thương
xem-hinh-be-trai-de-thuong-721 (9)
ảnh em bé dễ thương với ánh mắt xanh biển
xem-hinh-be-trai-de-thuong-721 (10)
nhung hinh anh em be de thuong với ánh mắt to
xem-hinh-be-trai-de-thuong-721 (11)
Hình ảnh bé trai dễ thương, em bé ngộ nghĩnh, đáng yêu 2015
xem-hinh-be-trai-de-thuong-721 (12)
Hình ảnh bé trai dễ thương, em bé ngộ nghĩnh, đáng yêu 2015
xem-hinh-be-trai-de-thuong-721 (13)
Hình ảnh bé trai dễ thương, em bé ngộ nghĩnh, đáng yêu 2015
xem-hinh-be-trai-de-thuong-721 (14)
anh be trai de thuong
xem-hinh-be-trai-de-thuong-721 (16)
anh be trai de thuong
xem-hinh-be-trai-de-thuong-721 (17)
xem-hinh-be-trai-de-thuong-721 (18)

Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2015

Lựa chọn đồ chơi thông minh cho bé

Đồ chơi là một trong những vật dụng cần thiết cho sự giải trí và phát triển trí tuệ của bé. Lựa chọn đồ chơi thông minh là cách giúp trẻ tư duy, sáng tạo tốt hơn.

Cách chọn đồ chơi thông minh cho con

Đồ chơi thông minh không có nghĩa là phải thật hiện đại, thật mắc tiền và phải hoạt động bằng pin. Bạn không nên cho con tiếp xúc với những món đồ chơi điện tử quá nhiều vì nó không thật sự tốt cho sự phát triển của con trẻ.
Đồ chơi thông minh chính là những món đồ chơi đáp ứng được những yêu cầu sau:
lua chon do choi thong minh cho be1

- Nâng cao khả năng giao tiếp và trí tưởng tưởng của trẻ. Chơi búp bê, chơi đồ hàng… chính là những trò chơi, những đồ chơi giúp trẻ có khả năng “biên kịch” ra những câu chuyện dài lê thê không có hồi kết. Với những hình nộm, búp bê, tượng… là những nhân vật không thể thiếu trong các “tập phim” của bé.
- Rèn sự khéo tay. Trò chơi với đất sét, tô tượng, xé giấy, vẽ tranh, tô màu… là những trò chơi rèn luyện đôi tay khéo léo. Trẻ sẽ thích mê với những thú vui này. Hơn thế nữa, thông qua các trò chơi khéo tay sẽ giúp trẻ bộc lộ năng khiếu của mình.
- Rèn sự quan sát. Trò chơi xếp hình, tìm điểm khác nhau giữa các bức tranh… là trò chơi rèn sự nhanh tay lẹ mắt của trẻ. Tốc độ tìm những mảnh ghép và ghép chúng lại với nhau thành bức tranh hoàn chỉnh phản ánh trí thông minh và sự linh hoạt của trẻ.
- Đồ chơi xây dựng, lắp ghép… giúp phát triển trí tuệ, sự vận động và tăng khả năng giao tiếp ở trẻ.
Xe đồ chơi trẻ em là món đồ chơi mà cả bé trai và bé gái đều thích. Xe đồ chơi trẻ em có nhiều loại với những đặc điểm, chất lượng khác nhau. Dù lựa chọn cho con sản phẩm như thế nào thì cha mẹ cần giải thích công dụng của từng chiếc xe đồ chơi. Ví dụ như: Xe cứu hỏa dùng để chữa cháy, xe cấp cứu dùng để cứu người, xe hơi để chở mọi người đi chơi…
Những món đồ chơi thông minh bên cạnh giúp trẻ phát triển trí tuệ thì còn phải tăng cường khả năng giao tiếp, ứng xử, giải quyết vấn đề. Qua cách bé chơi bố mẹ sẽ phát hiện được tính cách, tài năng của trẻ. Từ đó, bố mẹ sẽ có cách dạy con tốt hơn.

Dạy con cách sử dụng đồ chơi thông minh

Không phải cứ mua thật nhiều đồ chơi cho con từ đơn giản, thô sơ cho tới hiện đại là giúp trẻ thông minh. Việc làm này thật sự tai hại vì bố mẹ vô tình tạo cho con cái tính ỷ lại, cả thèm chống chán.
Hãy cho trẻ 1-2 món đồ chơi và để trẻ có thời gian khám phá và dệt nên những câu chuyện “tưởng tượng” từ món đồ chơi đó. Chơi ít mà chất lượng còn hơn là chơi nhiều nhưng không thu hoạch được gì.
Nếu con bạn được người thân tặng quá nhiều đồ chơi thì hãy chọn lọc và phân loại những món đồ chơi thông minh đó theo thể loại như: Đồ chơi khéo tay, đồ chơi phát triển trí não…và chia thành từng ngày. Hôm nay cho bé chơi những món đồ chơi này, ngày mai cho bé chơi những món đồ chơi khác.
Dạy con cách chơi đồ chơi thông minh còn hơn là “bỏ rơi” con giữa một đống đồ chơi vô tri vô giác.
Nguồn tin: thegioitretho.net

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2015

Bố mẹ nên chọn đồ chơi cho con như thế nào?

Đồ chơi như một công cụ không thể thiếu để cha mẹ giao tiếp cùng trẻ, giúp trẻ phát triển về trí tuệ, kích thích trí tò mò, óc tưởng tượng và nuôi dưỡng năng lực sáng tạo.

 Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, các loại game và trò chơi điện tử đang được các bé chơi rất nhiều. GAGO thường thấy bố mẹ để cho trẻ chơi điiện thoại và Ipad với mục đích cho trẻ đỡ nhảy nhót nghịch phá. Đó quả là điều không tốt vì "cắm mặt" vào thế giới ảo quá sớm sẽ khiến trẻ không phát triển được nhận thức với thế giới xung quanh, giảm khả năng giao tiếp với người khác. Do vậy GAGO mạo muội tư vấn cho bố mẹ một số kiến thức trong lựa chọn đồ chơi như sau:
bo me chon do choi cho con

1. Tiêu chí khi chọn đồ chơi

Khi chọn mua đồ chơi cho con có 3 điểm quan trọng nhất cha mẹ cần lưu tâm đó là:
- Đồ chơi đó có thể chơi cùng người khác, cha mẹ có thể giao tiếp, trò chuyện với trẻ thông qua đồ chơi ấy.
- Đồ chơi đó phải nuôi dưỡng khả năng tập trung cho trẻ, hoặc nó sẽ biến hóa khi trẻ chơi hoặc tác động vào nó.
- Nếu có thể thì đồ chơi handmade là một lựa chọn không tồi vì nó có ý nghĩa đặc biết đối với trẻ: cho trẻ cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ, lưu lại những kỉ niệm ấu thơ cho trẻ.
bo me chon do choi cho con1

2. Những đồ chơi phát triển trí thông minh: nhiều hay ít là tốt

Không ít gia đình có điều kiện rất tích cực đầu tư đồ chơi để giúp con phát triển trí tuệ. Nào là các loại xếp hình, đất sét để nặn, miếng ghép hình, nhạc cụ phát ra âm thanh, đàn piano, đến các loại flash card, luyện kỹ năng ngón tay theo các phương pháp giáo dục nổi tiếng trên thế giới…chất đầy trong phòng. Thế nhưng ngoài việc kích thích ham muốn khám phá và nuôi dưỡng trí tuệ thì mặt trái của nó là trẻ rất nhanh chán và không chịu tập trung lâu vào một trò nào cả. Đôi khi cha mẹ cũng bị nhiễu loạn không biết nên sắp xếp để cho con chơi như thế nào cho hiệu quả. Vậy thì cách giải quyết ở đây là như thế nào.
Thực ra không cần mua quá nhiều đồ chơi cho trẻ bới vì đối với trẻ chỉ cần một hai món đồ bé thật sự yêu thích và tập trung cao độ vào đồ chơi đó còn hiệu quả hơn nhiều so với việc được tiếp xúc với nhiều đồ chơi chỉ trong giây lát. Miyazaki Hayao (đạo diễn phim hoạt hình nổi tiếng thế giới của Nhật, người đã tạo ra những bộ phim làm say mê hàng triệu khán giả trên khắp thế giới như bộ phim “Cuộc phưu lưu của Chihiro vào vùng đất linh hồn”) đã từng khuyên các bậc cha mẹ rằng đối với con trẻ chỉ cần cho trẻ xem một bộ phim hoạt hình là đủ, một đồ chơi yêu thích là đủ vì chính món đồ mà trẻ thực sự yêu thích ấy mới là khởi nguồn tạo ra niềm say mê cho trẻ sau này.
Còn nếu cha mẹ muốn mua nhiều đồ chơi nhưng vẫn muốn sử dụng nó hiệu quả thì cách tốt nhất là mỗi ngày hãy chỉ để một số lượng đồ chơi giới hạn trong phạm vi hai mẹ con có thể dọn nó trong vòng 2-3 phút, chứ không nên bày ra nhiều quá. Tiếp đến là lên lịch chơi trong tuần để sử dụng tất cả các đồ chơi cho hiệu quả.
bo me chon do choi cho con 2

3. Cách sử dụng đồ chơi như thế nào

Mục đích quan trọng nhất của đồ chơi chính là dùng nó như một công cụ để cha mẹ và con cái trò chuyện hay là tương tác với nhau. Cũng không nhất thiết trò chơi đó phải vui nhộn, ồn ào, nó cũng có thể yên lặng để trẻ có thể tập trung. Với một đồ chơi cha mẹ có thể biến hóa nó thành nhiều đồ chơi khác nhau. Có thể nó được làm từ những dụng cụ đơn giản trong gia đình, hoặc từ đò bỏ đi không dùng đến nữa, nhưng chỉ cần một chút tinh ý cha mẹ có thể tạo ra niềm vui bất ngờ cho con.
Ví dụ với quả bóng có lỗ hổng là hình lục giác cha mẹ có thể nhét con thú bông vào bên trong rồi lăn cho trẻ xem, có thể xâu dây qua rồi nghiêng đi cho quả bóng lăn theo sợi dây.
Hãy chọn xếp hình bằng gỗ nhưng có phát ra âm thanh để cho trẻ lắc, hoặc cho khúc gỗ đó vào hộp trống lắc cho trẻ nghe. Có thể cho vài hòn bi vào chai nhựa trong suốt để cho trẻ cầm lắc. Đó là những ví dụ rất đơn giản mà cha mẹ có thể tận dụng những dụng cụ xung quanh mình làm đồ chơi cho trẻ. Điều quan trọng là đồ chơi ấy đều khiến cả cha mẹ và con cái đều vui vẻ, và đem lại những nụ cười sảng khoái. Đôi khi cha mẹ hãy quan sát cách chơi của trẻ để từ đó nghĩ ra những ý tưởng mới phù hợp với cách chơi ấy.
Khi trẻ được tầm 3 tuổi trở đi cha mẹ hãy để cho trẻ tự chọn đồ chơi, còn bản thân chỉ cần ngồi bên để xem trẻ chơi như nào và tham gia khi trẻ muốn.
bo me chon do choi cho con 3

4. Chọn đồ chơi ứng với từng lứa tuổi

Ứng với từng giai đoạn 3 tháng một trẻ sẽ có sự phát triển khác nhau và cha mẹ nên nắm rõ giai đoạn ấy trẻ đang phát triển về cái gì để tìm đồ chơi cho phù hợp.
Ví dụ như giai đoạn trẻ dưới 1 tuổi thì nuôi dưỡng ngũ quan: nghe, nhìn, sờ, ngửi, nếm chính là điều quan trọng nhất. Trò chơi tốt nhất với trẻ chính là giọng nói của mẹ, nụ cười của mẹ, đôi khi là cả động tác nhảy múa để pha trò, chơi ú òa, cần cẩu, nhấc bổng, làm máy bay, làm ngựa phi chính là những trò chơi gần gũi nhất.
Giai đoạn 6 tháng đầu tiên vì thính giác và thị giác của trẻ rất phát triển, nên ngoài giọng nói của mẹ hãy cho trẻ chơi những đồ chơi phát ra âm thanh như là quả cầu hay con thú nhồi bông có nhiều màu sắc mà khi trẻ lắc lắc nó sẽ phát ra tiếng kêu. Đồng thời lớn hơn một chút trẻ rất thích nhìn những đồ vật chuyển động nên hãy cho bé nhìn quả bóng vừa lăn vừa phát ra tiếng kêu.
Hoặc là khi trẻ đã biết ngồi hoặc biết đi rồi cho trẻ chơi xe kéo có buộc dây để trẻ có thế kéo, hoặc kéo để xô đổ con gấu. Thông qua trò chơi như vậy trẻ sẽ nhận thức được quá trình mình cầm rồi mình kéo và đồ vật chuyển động. 
bo me chon do choi cho con 4
Dưới đây là một vài gợi ý cụ thể hơn về các đồ chơi cho trẻ ứng với từng lứa tuổi:
5 tháng tuổi: để luyện ngón tay cho bé mình cho bé nhặt nắp chai nhựa, tập bóc miếng dính stick, chai nước có hòn bi.
Tầm 6-12 tháng: làm hộp bí mật để bé tập cho tay vào lôi đồ ra. Gõ trống. Làm trò ú òa từ hai lõi của cuộn giấy. Tái chế từ vỏ hộp sữa chua đồ chơi phát ra tiếng kêu và có sự biến hóa khi kéo, cái lắc cho bóng lăn qua (hình).
Tầm 12-18 tháng có thể: tập đi trên vạch thẳng, chơi với kẹp quần áo và hình mặt cười làm thành hình con sư tử, chơi với hộp có dây rút (hình), tập pha màu nước, chuyển đồ từ thùng này sang thùng khác.
Tầm 18-24 tháng: chơi bong bóng xà phòng, câu cá, ném vòng vào cột, xâu hạt qua dây, tập làm ca sĩ, tập nấu ăn với các đạo cụ làm từ bìa xốp, tập cầm bút vẽ lại theo nét đã có sẵn.
Tầm 2- 3 tuổi có thể: chơi mô hình tàu điện, ghép hình, xếp hình, nặn đất sét, vẽ tranh…
https://www.facebook.com/shopgago
http://gago.vn

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2015

Tiêu chuẩn lựa chọn xe đẩy đôi cho bé

Chọn xe đẩy đôi cho bé không phải quá khó nhưng làm sao để lựa chọn một chiếc xe đẩy phù hợp và tiết kiệm?
Gia đình bạn có 2 bé sinh đôi? Bạn đang tìm kiếm những chiếc xe đẩy cho bé sinh đôi loại tốt, hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhãn hiệu xe đẩy khiến với kiểu dáng và mẫu mã khác nhau, điều này khiến các bố mẹ băn khoăn không biết lựa chọn loại xe nào cho phù hợp với nhu cầu của gia đình mình. Dưới đây sẽ là một vài gợi ý để các bố mẹ lựa chọn dễ dàng hơn.

  
1.Phụ thuộc vào khả năng tài chính
Khả năng tài chính của cá nhân là một nhân tố quan trọng mà bạn cần phải lấy nó làm căn cứ để lựa chọn ra những chiếc xe đẩy cho em bé phù hợp nhất trước khi bạn xem xét đến những vấn đề còn lại.
 Nếu như nguồn tài chính của bạn eo hẹp bạn muốn chọn mua những chiếc xe đẩy cho bé sinh đôi có chất lượng ổn định mà giá thành vừa phải thì bạn hãy lựa chọn và sử dụng dòng sản phẩm của hãng xe đẩy #Seebaby Hong Kong. #Seebaby hiện đã tung vào thị trường Việt Nam 2 mẫu xe đẩy đôi được người tiêu dùng đánh giá cao và lựa chọn sử dụng khá nhiều là: xe đẩy đôi cho bé #seebaby t22 và xe đẩy đôi Seebaby t12 là 2 mẫu thông dụng nhất trên thị trường hiện nay.
Nếu như bạn muốn mua những chiếc xe cao cấp sang trọng đầy đủ các tính năng thì có thể lựa chọn và sử dụng các dòng xe #Combi, #Zaracos, #Aprical, #Joovy.. đều là những thương hiệu xe đẩy đứng đầu về chất lượng và kiểu dáng. Tuy nhiên tại Việt Nam những mẹ có thu nhập khá trở lên thường lựa chọn và sử dụng mẫu xe đẩy cho bé sinh đôi #Combi #Spazio #Duo có mẫu thiết kế đẹp sang trọng và tích hợp đầy đủ các tính năng

2. Hãy xét đến trọng lượng của chiếc xe đẩy
Đây cũng là một tiêu chí quan trọng mà bố mẹ nên xem xét, bố mẹ hãy tưởng tượng việc vừa bế bé vừa phải gập mở một chiếc xe đẩy cồng kềnh thì sẽ bất tiện thế nào. Đặc biệt là với những mẹ có dáng vóc nhỏ và ưa sự gọn nhẹ, năng động thì những dòng xe đẩy trọng lượng nhẹ chắc chắn là lựa chọn phù hợp nhất.
Bố mẹ nếu có điều kiện thì có thể lựa chọn và sử dụng dòng xe của Nhật Bản hoặc của Hong Kong vốn được ưa chuộng nhờ trọng lượng nhẹ và thao tác gấp mở dễ dàng chỉ với một tay.
3. Phụ thuộc vào độ tuổi sử dụng của bé
Độ tuổi của bé cũng là một nhân tố quan trong mà mẹ cần phải lưu ý khi chọn mua xe đẩy cho con:
+ Nếu như bé dưới 6 tháng tuổi mẹ nên chọn mua những chiếc xe đẩy có thể đẩy được 2 chiều bởi trong giai đoạn này bé chưa có khả năng ngồi vững được. Xương sống của bé còn chưa ổn định bạn nên lựa chọn những chiếc xe có đầy đủ các tư thế trên.
+ Nếu như bé trên 6 tháng tuổi việc lựa chọn xe đẩy cho bé sẽ linh hoạt hơn theo điều kiện và khả năng tài chính của mẹ, mẹ có thể chọn mua những chiếc xe đẩy tay cầm có thể đổi chiều hay không ghế ngồi có đầy đủ các tư thế đều không còn quan trọng nữa.
Trên đây là những kinh nghiệm hữu ích giúp các bố mẹ có thể dễ dang lựa chọn một chiếc xe đẩy đôi cho bé yêu nhà mình. Chúc các mẹ chọn mua được những chiếc #xeđẩy có chất lượng tốt nhất với môt chi phí tiếp kiệm nhất, ngoài ra mẹ nên tham khảo thêm bài viết tư vấn sử dụng xe đẩy cho bé đúng cách để có thêm những thông tin hữu ích.
ST

Trang